sản phẩm mới
Bảo hiểm cho người Tiểu đường
Sản phẩm bảo hiểm dành riêng cho người bệnh tiểu đường tại Việt Nam
Sống khoẻ hơn 100
Bảo vệ tài chính trước Ung thư và Bệnh hiểm nghèo từ 0-100 tuổi
An phúc trọn đời Ưu việt
Giải pháp linh hoạt mang lại sự bảo vệ toàn diện và tiết kiệm hiệu quả
Bảo hiểm toàn diện Bệnh hiểm nghèo
Bảo vệ ngay từ giai đoạn đầu | Miễn thu phí | Thưởng định kỳ
Bảo hiểm miễn thu phí đặc biệt
Bảo hiểm miễn thu phí Bệnh hiểm nghèo
  • AIA Đà nẵng
    nhận tư vấn nhanh



    • Thẻ chăm sóc sức khỏe AIA

      Bảo hiểm toàn diện Bệnh hiểm nghèo

      Vì sao bạn nên quan tâm sản phẩm này?

      Bảo hiểm miễn thu phí bệnh hiểm nghèo được thiết kế với mong muốn đem đến sự an tâm cho khách hàng trước những gánh nặng về tài chính khi phải tiếp tục đóng phí cho hợp đồng bảo hiểm nếu chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo cho dù ở bất kỳ giai đoạn nào.

      Bảo hiểm miễn thu phí bệnh hiểm nghèo mang lại cho bạn những quyền lợi gì?

      Miễn phí bảo hiểm khi mắc bệnh hiểm nghèo

      Khi người được bảo hiểm (NĐBH) mắc bệnh hiểm nghèo, khách hàng sẽ được miễn phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm chính và các sản phẩm bảo hiểm bổ sung khác đang còn hiệu lực tham gia cùng với HĐBH này, không bao gồm phí tích lũy của dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, như sau:

      • Mắc bệnh hiểm nghèo mức độ 1: miễn phí trong vòng 60 tháng kể từ ngày đến hạn đóng phí ngay sau ngày được chẩn đoán mắc bệnh nhưng không vượt quá thời hạn bảo hiểm của sản phẩm này. Khách hàng có thể tiếp tục đóng phí bảo hiểm của sản phẩm bổ sung này để tiếp tục được bảo hiểm các bệnh hiểm nghèo mức độ 2 và mức độ 3 sau khi kết thúc thời gian miễn thu phí này.
      • Mắc bệnh hiểm nghèo mức độ 2 hoặc mức độ 3: miễn phí kể từ ngày đến hạn đóng phí ngay sau ngày được chẩn đoán mắc bệnh cho đến hết thời hạn bảo hiểm của sản phẩm này.

      Danh sách các bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm

      PHẠM VI BẢO HIỂM BỆNH HIỂM NGHÈO MỨC ĐỘ 1

      1. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ít xâm lấn

      Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ít xâm lấn là phẫu thuật thông qua việc mở nhỏ lồng ngực (một đường rạch nhỏ giữa các xương sườn) để chữa các mạch vành bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ít xâm lấn còn được xem là phẫu thuật “lỗ khóa” (keyhole) bắc cầu mạch vành.

      Tiến trình phẫu thuật phải cần thiết về mặt y khoa và được Bác sĩ chuyên khoa thực hiện.


      2. Can thiệp mạch vành qua da

      Can thiệp mạch vành qua da bao gồm một trong các thủ thuật sau:

      (a) Nong và/hoặc đặt stent nhằm điều trị các đoạn mạch vành bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn;

      (b) Các thủ thuật bóc nội mạc, giảm cơn đau bằng laser, tái thông mạch máu bằng laser hoặc các kỹ thuật nội mạch khác nhằm điều trị một hay nhiều mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn.

      Bệnh phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

      (i) Bằng chứng về việc nong động mạch vành do ít nhất một lòng động mạch vành bị hẹp ít nhất 50%; và

      (ii) Can thiệp mạch vành qua da phải được xác nhận là cần thiết về mặt y khoa và được Bác sĩ chuyên khoa thực hiện.


      3. Đặt máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim

      Đặt máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim do bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng mà không thể chữa trị bằng các phương pháp khác. Việc đặt máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim phải được xác nhận là cần thiết về mặt y khoa bởi một Bác sĩ chuyên khoa.


      4. Ghép ruột non

      Ghép ruột non nghĩa là ghép ít nhất 01 (một) mét ruột non bao gồm toàn bộ mạch máu nuôi dưỡng từ người hiến tặng cho Người được bảo hiểm là người nhận thông qua phẫu thuật mổ ổ bụng, nguyên nhân của việc ghép ruột non là do Người được bảo hiểm bị suy chức năng tiêu hóa.

      Việc ghép ruột non phải được xác nhận là cần thiết về mặt y khoa bởi một Bác sĩ chuyên khoa.


      5. Ghép giác mạc

      Ghép giác mạc là ghép toàn bộ giác mạc do sẹo giác mạc không thể phục hồi dẫn đến giảm thị lực mà không thể điều trị khỏi bằng phương pháp khác.

      Việc ghép giác mạc phải được xác nhận là cần thiết về mặt y khoa bởi một Bác sĩ chuyên khoa.


      6. Phẫu thuật dẫn lưu não thất

      Phẫu thuật dẫn lưu não thất nghĩa là một quá trình phẫu thuật để cấy ghép dẫn lưu từ tâm thất của não bộ nhằm làm giảm áp lực nội sọ do tăng tích tụ dịch não tủy. Việc phẫu thuật dẫn lưu não thất phải được xác nhận là cần thiết về mặt y khoa bởi một Bác sĩ chuyên khoa.


      7. Nong và đặt stent cho động mạch cảnh

      Nong và đặt stent cho động mạch cảnh nghĩa là việc điều trị tình trạng hẹp ít nhất 50% lòng động mạch cảnh được xác định trên bằng chứng hình ảnh của một hay nhiều động mạch cảnh, và phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

      (a) Phẫu thuật động mạch cảnh để nong và/hoặc đặt stent hoặc bóc nội mạc động mạc động mạch cảnh nhằm làm giảm các triệu chứng bệnh; và

      (b) Chẩn đoán bệnh và việc điều trị là cần thiết về mặt y khoa phải được Bác sĩ chuyên khoa xác nhận.


      8. Điều trị van tim ít xâm lấn

      Điều trị van tim ít xâm lấn được xem là việc điều trị van tim qua da như nong van qua da hoặc phẫu thuật van tim mà không cần mở lồng ngực, và thay van qua da, việc điều trị hoàn toàn thông qua thủ tục nội mạch. Việc điều trị này phải được xác nhận là cần thiết về mặt y khoa và được thực hiện bởi Bác sĩ chuyên khoa.


      9. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống ít nghiêm trọng

      Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống ít nghiêm trọng là bệnh rối loạn tự miễn đa hệ thống, có các dấu hiệu đặc trưng do sự phát triển của kháng thể.

      Chẩn đoán phải đáp ứng các điều kiện sau:

      (a) Sự hiện diện của 2 trong số 5 tiêu chuẩn sau:

      (i) Viêm khớp: viêm khớp không ăn mòn từ 2 khớp trở lên;

      (ii) Viêm màng: viêm màng phổi hoặc viêm màng ngoài tim;

      (iii) Rối loạn thận: nước tiểu có protein >0,5g/ngày hoặc cellular casts;

      (iv) Rối loạn huyết học: thiếu máu tán huyết, Leukoenia, bạch cầu lympho hoặc giảm tiểu cầu; hoặc

      (v) Kháng thể kháng nhân dương tính, có kháng thể kháng dsDNA hoặc kháng thể kháng Smith

      (b) Chẩn đoán mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống ít nghiêm trọng phải được xác nhận bởi Bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa miễn dịch học.


      10. Phẫu thuật gan

      Thủ thuật cắt bỏ hoàn toàn thùy trái hoặc hoàn toàn thùy phải của gan của Người được bảo hiểm do bệnh hoặc Tai nạn.

      Loại trừ các phẫu thuật gan do bệnh hoặc các rối loạn chức năng gan do lạm dụng rượu bia, lạm dụng thuốc hoặc hiến gan.


      11. Đặt màng lọc tĩnh mạch chủ

      Đặt màng lọc tĩnh mạch chủ là phẫu thuật thực hiện khi có bằng chứng ghi nhận bệnh thuyên tắc phổi tái phát. Yêu cầu phẫu thuật phải được xác nhận là tuyệt đối cần thiết bởi Bác sĩ chuyên khoa.


      12. Phẫu thuật cắt bỏ u tuyến yên

      Phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u tuyến yên xuất phát từ các triệu chứng tăng áp lực nội sọ do u tuyến yên, rối loạn nội tiết có nguồn gốc từ tuyến yên hoặc thiếu hụt thần kinh do áp bức của khối u tuyến yên vào mô não bình thường.

      Sự hiện diện của khối u tuyến yên phải được xác nhận bằng hình ảnh chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

      Việc phẫu thuật cắt bỏ u tuyến yên phải được xác nhận là cần thiết về mặt y khoa bởi Bác sĩ chuyên khoa.

      Loại trừ việc cắt bỏ khối u tuyến yên có kích thước siêu nhỏ (khối u có đường kính dưới 8mm).


      13. Mất thị lực một mắt

      Mất hoàn toàn và không thể phục hồi thị lực của một mắt do bệnh hoặc tổn thương do Tai nạn. Việc mất thị lực phải được Bác sĩ chuyên khoa xác nhận không sớm hơn 3 tháng kể từ ngày được chẩn đoán xác định.


      14. Hôn mê liên tục từ 48 giờ

      Hôn mê liên tục kéo dài ít nhất 48 giờ và không quá 72 giờ thể hiện qua các bằng chứng sau:

      (a) Không có phản ứng với các kích thích bên ngoài trong thời gian ít nhất 48 giờ; và

      (b) Cần có các biện pháp hỗ trợ để duy trì sự sống; và

      (c) Tổn thương và các biến chứng gây nên khiếm khuyết chức năng thần kinh vĩnh viễn kéo dài ít nhất 3 tháng kể từ ngày được chẩn đoán xác định.

      Chẩn đoán bệnh và các bằng chứng y tế phải được Bác sĩ chuyên khoa thần kinh xác nhận.

      Loại trừ hôn mê gây ra do tự ý lạm dụng các thức uống có cồn, chất kích thích, thuốc và hôn mê chủ động thực hiện theo yêu cầu của Bác sĩ nhằm bảo tồn chức năng của não của Người được bảo hiểm.


      15. Mất thính lực một tai

      Mất hoàn toàn và không thể phục hồi thính lực của một tai (mất ít nhất 80 decibel trong tất cả các tần số nghe) do bệnh hoặc tổn thương do Tai nạn.

      Cần có bằng chứng y tế về các bài kiểm tra đo thính lực và âm ngưỡng phải được thực hiện không sớm hơn 3 tháng kể từ ngày được chẩn đoán xác định. Chẩn đoán mất thính lực phải được Bác sĩ chuyên khoa xác nhận.


      16. Bỏng

      Bỏng độ 3 (toàn bộ độ dày của da) ít nhất 10% bề mặt cơ thể hoặc 30% bề mặt khuôn mặt, trong đó có độ 3.


      17. Phẫu thuật tạo hình khuôn mặt do bị tổn thương do Tai nạn

      Phẫu thuật tạo hình (tái tạo hoặc tạo hình khuôn mặt từ cổ trở lên do bị chấn thương do Tai nạn) mà theo yêu cầu của Bác sĩ việc phẫu thuật tạo hình khuôn mặt là cần thiết về mặt y khoa và phải được điều trị nội trú.

      Loại trừ phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt, phục hồi răng, phục hồi xương mũi hoặc da mặt.


      18. Thiếu máu bất sản có thể phục hồi

      Suy giảm chức năng tủy xương gây thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu, cần phải được điều trị bằng một trong các phương thức sau:

      (a) Truyền máu;

      (b) Thuốc kích thích tủy xương;

      (c) Thuốc ức chế miễn dịch; hoặc

      (d) Ghép tủy xương

      Chẩn đoán phải được Bác sĩ chuyên khoa tủy xương xác nhận.


      19. Ung thư biểu mô tại chỗ

      Ung thư biểu mô tại chỗ nghĩa là sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào ung thư nhưng còn khu trú tại các vị trí nguyên thủy và chưa xâm lấn hoặc hủy hoại những mô lành xung quanh đối với các nhóm cơ quan được bảo hiểm sau đây:

      (a) Vú có xuất hiện u giai đoạn TIS (ung thư biểu mô tại chỗ) được xác định theo hệ thống phân loại TNM;

      (b) Tử cung có xuất hiện u giai đoạn TIS được xác định theo hệ thống phân loại TNM; hoặc cổ tử cung có xuất hiện tăng sinh biểu mô tại chỗ (CIS);

      (c) Buồng trứng và/hoặc ống dẫn trứng có u giai đoạn TIS theo hệ thống phân loại TNM hoặc giai đoạn 0 theo hệ thống phân loại FIGO*;

      (d) Âm đạo hoặc âm hộ có xuất hiện u giai đoạn TIS theo hệ thống phân loại TNM hoặc giai đoạn 0 theo hệ thống phân loại FIGO;

      (e) Ruột kết và trực tràng;

      (f) Dương vật;

      (g) Tinh hoàn;

      (h) Phổi;

      (i) Gan;

      (j) Dạ dày và thực quản;

      (k) Cơ quan tiết niệu, ung thư bàng quang giai đoạn Ta của chớm ung thư biểu mô; hoặc

      (l) Vòm mũi họng.

      Vì mục đích Bảo hiểm bổ sung này, Ung thư biểu mô tại chỗ phải được xác nhận dựa trên kết quả giải phẫu bệnh, kết quả xét nghiệm tế bào học thông qua sinh thiết khối ung thư và phải được Bác sĩ chuyên khoa xác nhận.

      Loại trừ tình trạng/vết thương ác tính không thuộc các trường hợp đã liệt kê ở trên.

      *FIGO nghĩa là phương pháp phân loại của Liên đoàn quốc tế về sản phụ khoa.


      20. Xơ gan

      Viêm gan do vi rút dẫn đến xơ gan. Chẩn đoán xơ gan phải được Bác sĩ chuyên khoa dạ dày xác nhận và kết quả thực hiện sinh thiết gan cho thấy tình trạng bệnh thuộc giai đoạn F4 theo hệ thống phân loại Metavir hoặc giai đoạn 4 theo hệ thống điểm xơ hóa Knodell.

      Loại trừ xơ gan do lạm dụng thuốc, thức uống có cồn.